Bước vào độ tuổi 20, chúng ta sẽ để ý hơn và chăm chút cho vẻ ngoài của mình. Vì thế, những biểu hiện răng sai khớp cắn, mọc lệch lạc sẽ trở thành rào cản vô hình khiến bạn tự ti, e ngại khi giao tiếp. Niềng răng chính là phương pháp khắc phục điều này một cách hiệu quả và an toàn nhất. Bên cạnh những vấn đề về kế hoạch điều trị, thời gian niềng thì chi phí cũng được rất nhiều người quan tâm. Vậy niềng răng ở tuổi 20 như thế nào? Hết bao nhiêu tiền? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Mục lục
20 tuổi niềng răng có hiệu quả không?
Bất kể các sai lệch nào dù là nhỏ nhất của răng thì cũng cần được quan tâm và khắc phục càng sớm càng tốt. Bởi theo thời gian những nhược điểm này sẽ ngày càng lộ rõ, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe ăn nhai và thẩm mỹ răng miệng.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, độ tuổi vàng để niềng răng giúp đạt được hiệu quả cao nhất là từ 11 – 16 tuổi. Thêm thăm khám tiền chỉnh nha từ 6 – 10 tuổi. Những can thiệp lúc này dễ dàng nắn chỉnh răng và xương hàm phát triển theo đúng định hướng, tránh nguy cơ sai lệch nghiêm trọng.
Tham khảo: Niềng răng cho trẻ 10 tuổi cần lưu ý gì?
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đến độ tuổi trưởng thành niềng răng sẽ không còn hiệu quả như mong muốn nữa. Lúc này, xương hàm và răng đã phát triển hoàn thiện, cứng chắc nên việc dịch chuyển răng và điều chỉnh khớp cắn sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên trì hơn.
20 tuổi đã qua giai đoạn vàng nhưng niềng răng hoàn toàn vẫn mang lại một hàm răng chắc khỏe, đều đẹp như ý và nụ cười rạng rỡ, tự tin. Thực tế, niềng răng là phương pháp được áp dụng ở mọi lứa tuổi từ trẻ em, người lớn, thậm chí là những người trung niên 40, 50 tuổi vẫn có thể niềng bình thường. Vậy nên bạn cũng không cần lo lắng liệu 20 tuổi có quá muộn để niềng răng và niềng rồi thì có hiệu quả không.
Đọc thêm: Những lưu ý khi niềng răng ở độ tuổi 40
Hơn nữa, độ tuổi không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành công của một ca niềng răng. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa, phương pháp chỉnh nha, chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất tại nha khoa, sự tuân thủ và kỷ luật của bạn khi đeo niềng nữa. Thế nên, độ tuổi nào cũng đều niềng răng hiệu quả nếu bạn được thăm khám kỹ càng để chẩn đoán chính xác tình trạng răng miệng. Từ đó có phương hướng điều trị phù hợp.
Đọc thêm: Sự khác biệt khi niềng răng cho người lớn và trẻ em
20 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền?
Chi phí niềng răng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Thông thường, chi phí này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Tình trạng răng miệng
Đây là yếu tố quyết định nhiều đến chi phí niềng răng của mỗi người. Tùy theo các mức độ sai khớp cắn, mọc lệch lạc của răng như khấp khểnh, hô, móm, thưa nặng hay nhẹ mà chi phí niềng răng sẽ dao động cao hơn hoặc thấp hơn.
Ngoài ra, nếu như răng bạn gặp các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, chữa tủy,…thì sẽ phát sinh thêm những chi phí riêng để điều trị khi răng khỏe mạnh rồi mới bắt đầu niềng.
Có thể bạn quan tâm: Niềng răng thưa nhẹ có nhanh không?
Chuyên môn của bác sĩ
Bác sĩ chỉnh nha có giỏi hay không sẽ quyết định rất lớn đến kết quả niềng răng bởi bác sĩ là người đưa phác đồ điều trị và trực tiếp theo dõi, sát sao quá trình niềng của bạn. Vì thế, đây cũng chính là yếu tố ảnh hưởng tới chi phí niềng răng tại các nha khoa.
Hãy tìm hiểu xem bác sĩ niềng răng cho mình là ai, có những bằng cấp, chứng chỉ gì? Có am hiểu và áp dụng thành thạo các máy móc công nghệ nha khoa để lên phác đồ điều trị hiệu quả không?
Bạn có thể quan sát điều này khi đến tư vấn trực tiếp. Một lưu ý nữa bạn hãy hỏi về các ca tương tự đã niềng thành công. Điều này sẽ giúp bạn có niềm tin hơn cũng như đánh giá được bác sĩ đó có phù hợp với mong muốn của mình không vì sự ăn ý giữa bác sĩ và khách hàng niềng răng cũng rất quan trọng.
Cơ sở vật chất nha khoa
Máy móc thiết bị nha khoa hiện đại sẽ hỗ trợ bác sĩ xác định chính xác tình trạng răng để đưa ra kế hoạch điều trị tối ưu, cũng như đánh giá được phương pháp niềng răng thích hợp và dự đoán thời gian niềng răng tương thích.
Phương pháp niềng răng
Mỗi phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm riêng vì thế mà chi phí niềng cũng sẽ khác nhau.
Niềng răng mắc cài kim loại
Đây vẫn là một trong các phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống mắc cài – dây cung gắn trực tiếp lên răng để tạo lực di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Ưu điểm của niềng răng mắc cài kim loại là đạt hiệu quả cao và có giá thấp nhất. Tuy nhiên, mắc cài trên răng khá vướng víu, khó chịu và không đảm bảo được tính thẩm mỹ.
Chi phí của từng loại mắc cài kim loại cũng khác nhau. Với mắc cài kim loại thường (dây cung cố định với mắc cài bằng chun, chỉ) chi phí khoảng từ 25 – 30 triệu. Với mắc cài kim loại tự động (có hệ thống nắp trượt tự buộc thay thế cho chun, chỉ) có chi phí từ 30 – 45 triệu tùy nha khoa.
Niềng răng mắc cài sứ
Mắc cài sứ có thiết kế gần như tương tự với mắc cài kim loại, điểm khác biệt của nó là màu sắc của mắc cài khiến người khác khó nhận ra bạn đang niềng răng.
Phương pháp này cũng gồm 2 loại là mắc cài sứ thường có chi phí khoảng 30 – 45 triệu và mắc cài sứ tự động dao động từ 45 triệu trở lên.
Tham khảo: Niềng răng mắc cài kim loại hay sứ tốt hơn?
Niềng răng trong suốt Invisalign
Đây là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay, sử dụng khay niềng trong suốt bằng nhựa dẻo với công nghệ SmartTrack độc quyền, mức độ tác động lực được kiểm soát tối ưu giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí hiệu quả, nhanh chóng. Khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng nên giúp bạn thoải mái trong ăn uống và vệ sinh răng miệng, đặc biệt đảm bảo tính thẩm mỹ cho bạn. Chính vì vậy, phương pháp niềng răng trong suốt có mức giá cao nhất trong các loại niềng răng hiện nay. Tùy vào tình trạng răng và các gói niềng mà bạn sử dụng, chi phí sẽ dao động từ 50 – 120 triệu.
Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp hoặc tư vấn thì vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất nhé.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page